logo
Bệnh viện đa khoa hà thành

Tất cả vì Người Bệnh thân yêu

Chảy nước mũi kéo dài cảnh báo bệnh gì?

Chị H.T.N 32 tuổi (Đống Đa - Hà Nội) bị chảy nước mũi kéo dài suốt 3 tháng liền. Ban đầu, chị nghĩ đây chỉ là biểu hiện của cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng thời tiết nên tự mua thuốc về uống, nhưng triệu chứng không hề thuyên giảm. Thậm chí, nước mũi dần chuyển sang màu vàng đặc, kèm theo đau nhức vùng trán và hai bên má.

Quá mệt mỏi với tình trạng này, chị quyết định đến khám chuyên khoa tai mũi họng tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Thành. Kết quả khiến chị bất ngờ: chị bị viêm xoang mãn tính, một bệnh lý cần điều trị lâu dài và có nguy cơ biến chứng nếu không chữa trị kịp thời. Tại đây, các bác sĩ giải thích rằng, việc chị chủ quan với triệu chứng chảy nước mũi kéo dài là nguyên nhân chính khiến bệnh chuyển nặng.

Từ trường hợp trên, chúng ta có thể thấy rằng chảy nước mũi kéo dài không chỉ là triệu chứng cảm cúm thông thường. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến hệ hô hấp, dị ứng, hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là những nguyên nhân chảy nước mũi kéo dài và cách xử lý.

Nguyên nhân chảy nước mũi kéo dài

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng tiết dịch nhầy khiến chảy nước mũi kéo dài. Khi tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo, nước hoa hoặc bụi bẩn,.... Có thể khiến bạn bị chảy nước mũi, hắt hơi liên tục hoặc ngứa mũi và vùng mắt. 

Cảm lạnh

Khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột, cơ thể dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là nguy cơ mắc cảm lạnh. Lúc này, virus gây bệnh có cơ hội xâm nhập qua đường mũi họng và kích hoạt phản ứng viêm thông qua việc giải phóng các chất hóa học gọi là Cytokine

Trong giai đoạn đầu, triệu chứng thường bắt đầu với việc chảy nước mũi trong suốt và loãng. Tuy nhiên, nếu không xử lý kịp thời, sau vài ngày, nước mũi có thể chuyển sang đặc hơn, kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng như sốt, nghẹt mũi, đau họng, và thậm chí mất giọng.

Cảm cúm

Cảm cúm xảy ra khi virus cúm tấn công vào niêm mạc mũi và họng, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, sốt cao, chảy nước mũi kéo dài, nghẹt mũi, ho và đau họng. Nếu không được điều trị đúng cách, cảm cúm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang và tai,...

Viêm xoang

Do tình trạng niêm mạc mũi, xoang bị viêm sưng dẫn tới có nhiều dịch rỉ viêm khiến cho đường mũi bị thu hẹp. Vì vậy khi bị viêm xoang sẽ có biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài, nước mũi chuyển từ màu vàng sang xanh. Một số người còn có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi và đau nhức vùng trán,…

Polyp mũi

Polyp mũi là bệnh tai mũi họng phổ biến dẫn tới tình trạng chảy nước mũi liên tục. Khi niêm mạc mũi hình thành các tổ chức polyp là những khối mềm nhưng không gây đau. Nếu như các polyp to lên có thể chèn ép đường thở gây tình trạng nghẹt mũi, khó thở, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hô hấp.

Vậy làm thế nào để ngưng chảy nước mũi?

Để ngăn chảy nước mũi đơn giản tại nhà hiệu quả, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

Rửa mũi

Rửa mũi là một biện pháp đơn giản nhưng khá hiệu quả để làm giảm tình trạng chảy nước mũi. Nếu bị chảy nước mũi do viêm xoang thì bạn có thể lấy một bình nhỏ có vòi dẫn hoặc bình Neti pot để xịt làm sạch xoang mũi. Ngoài làm sạch cần sát trùng niêm mạc mũi. Dùng nước muối vô trùng, nước cất cho vào bình rồi đặt vòi vào một bên mũi nghiêng đầu rồi cho nước chảy và thoát qua bên mũi còn lại. 

Uống đủ nước

Uống đủ nước vừa tốt cho sức khỏe vừa có tác dụng làm loãng dịch mũi dễ dàng tống xuất dịch ra ngoài. Vì vậy khi bị chảy nước mũi kéo dài bạn nên uống nhiều nước.

Uống nước trà thảo dược hoặc nước nóng là tốt nhất. Bởi khi uống nước, hơi nóng bốc lên sẽ có tác dụng làm se niêm mạc, giúp cho đường mũi thông thoáng hơn và khiến bạn dễ thở hơn. Ngoài ra, chất kháng khuẩn tự nhiên trong trà thảo mộc cũng làm giảm tình trạng viêm nhiễm, tăng tiết chảy nước mũi.

Xông mặt

Việc hít thở hơi nóng đi qua mũi trong khoảng 10 - 15 phút khi xông mặt sẽ có tác dụng thông thoáng đường thở. Bạn cần lưu ý, khi dịch mũi chảy ra thì nên xì hết để đường thở được thông thoáng. Ngoài ra, để tăng hiệu quả bạn nên thêm một vài giọt tinh dầu vào nồi nước xông, điều này vừa thư giãn, vừa làm dịu niêm mạc.

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản và hiệu quả giúp giảm chảy nước mũi kéo dài. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu niêm mạc và hỗ trợ làm sạch chất nhầy, giúp thông thoáng đường thở. Bạn chỉ cần thực hiện đều đặn 2–3 lần mỗi ngày với nước muối pha loãng sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng này.

Ngoài các biện pháp đơn giản tại nhà như súc miệng bằng nước muối, xông mặt bằng tinh dầu, uống đủ nước và rửa mũi bằng nước muối sinh lý, việc đến Bệnh viện Đa khoa Hà Thành để được thăm khám chuyên sâu là giải pháp hiệu quả và an toàn.

Tại đây, các bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây chảy nước mũi kéo dài và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp bạn nhanh chóng cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng.

Đừng chủ quan, hãy chăm sóc sức khỏe đúng cách từ hôm nay!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ THÀNH

Xem thêm