logo
Bệnh viện đa khoa hà thành

Tất cả vì Người Bệnh thân yêu

Dịch Sởi đang bùng phát những ngày sau Tết

DỊCH SỞI ĐANG BÙNG PHÁT NHỮNG NGÀY SAU TẾT
Dịch sởi hiện nay đang diễn biến phức tạp, rất dẽ lây lan và có nguy cơ bùng phát mạnh, đặc biệt là vào những ngày đầu năm 2019. Trên cả nước đã ghi nhận 664 trường hợp sốt phát ban nghi sởi vẫn có chiều hướng gia tăng nằm rải rác tại các tỉnh, thành phố, chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Nam.
Theo các chuyên gia, thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh đường hô hấp và tiêu hóa phát triển, đặc biệt trong dịp lễ hội đầu năm. Đặc biệt là trẻ em đối tượng dễ mắc bệnh gấp 2 lần người lớn do sức đề kháng của trẻ kém. Vì vậy việc phát hiện và điều trị đúng cách cũng như cách phòng bệnh Sởi là cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
Diễn biến của bệnh sởi.
Biểu hiện điển hình sốt cao, có gỉ nhiều ở mắt, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, mệt mỏi.
Sởi biểu hiện trên lâm sàng qua 4 giai đoạn:

  1. Giai đoạn ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 10 đến 12 ngày là thời gian từ khi trẻ bị nhiễm virus. Trong giai đoạn này trẻ không biểu hiện triệu chứng gì của bệnh.

  1. Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn khởi phát thường kéo dài 5 đến 15 ngày được đặc trưng bởi sốt mức độ nhẹ đến vừa, ho khan, chảy mũi nước, viêm kết mạc mắt. Người bệnh thường  ho khan tức ho không có đàm. Đôi khi giai đoạn khởi phát biểu hiện bằng những triệu chứng nặng nề như sốt cao, co giật hoặc thậm chí viêm phổi. 

  1. Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn điển hình nhất của bệnh với triệu chứng phát ban tuần tự trên da. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở vùng chân tóc phía sau tai, sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24 đến 48 giờ. Ban sởi là những ban dạng dát-sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau, không hoặc ít ngứa, không sinh mủ.

(Hình ảnh xuất hiện các nốt phát ban)
  1. Giai đoạn lui bệnh 

Khi ban lan đến chân thì sốt cũng đột ngột giảm đi nếu không có biến chứng. Sau đó ban cũng nhạt dần và mất đi đúng theo tuần tự nó đã xuất hiện. Thường vào ngày thứ 6 ban bắt đầu bay. Ban bay theo thứ tự từ mặt đến thân mình và chi, để lại các nốt thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phân hay vảy cám.
Biến chứng của bệnh sởi

  • Biến chứng đường hô hấp: Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản-phổi.
  • Biến chứng thần kinh: Viêm não – màng não – tủy cấp, viêm màng não, viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa (van bogaert).
  • Biến chứng đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng, cam mã tấu (noma), viêm ruột.
  • Biến chứng tai – mũi – họng: Viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai – viêm tai xương chũm
  • Biến chứng do suy giảm miễn dịch: Dễ mắc thêm các bệnh như lao, bạch hầu, ho gà….

Điều trị bệnh sởi

  • Sử dụng thuốc hạ sốt với liều lượng và nồng độ phù hợp với độ tuổi.
  • Thường xuyên rửa mặt, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh. Đối với trẻ nhỏ  cần lau người hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.
  • Kiêng gió, kiêng bẩn, ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa càn cách ly người mắc bệnh.
  • Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Nên chọn các laoị thực phẩm chứ nhiều vitamin A để tránh khô giác mạc.
  • Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.
  • Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày.

Cách phòng tránh bệnh sởi

  • Tránh xa nơi có tập trung ổ dịch, hạn chế tiếp  xúc với người đang mắc bệnh.
  • Giữ môi trường sinh hoạt thông thoáng, sạch sẽ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 - 2 lít mỗi ngày).
  • Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều Vitamin A như cà rốt, các loại rau xanh thẫm và các loại quả có màu vàng, màu da cam.
  • Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh. Tiêm 1 mũi vắc xin sởi hiệu quả bảo vệ đạt 87%, tiêm 2 mũi hiệu quả đạt 95%.
(Hình ảnh tiêm vacxin phòng bệnh)

Sốt cao, có gỉ nhiều ở mắt, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, triệu chứng của bệnh sởi có thể nhầm lẫn sang các bệnh lây nhiễm khác chính vì vậy, cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị  tại các cơ sở y tế để tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra như các bệnh liên quan đến giác mạc, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm não.



 

Xem thêm